BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
BÀI MỚI NHẤT

DỊCH VỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ

 DỊCH VỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ

1. GIA CÔNG CÁC LOẠI BỒN CHỨA

Bồn chứa nước sạch

Bồn chứa dầu

Bể chứa nước thải

Bể chứa MEG

Bể chứa hóa chất

Bể chứa nước sinh hoạt


2. BỒN BỂ PHỤC VỤ XỬ LÝ NƯỚC

Bể lắng lamen

Bể lọc trọng lực tự rửa
Bồn lọc áp lực

Bể tuyển nổi




 


3. CÁC THIẾT BỊ ÁP LỰC

Nồi hơi


Bồn tích áp
Bồn tích áp dạng đứng

Bồn tích áp dạng nằm
Bồn gia nhiệt

Bồn chứa nước nóng
1 nhận xét

DỊCH VỤ XỬ LÝ KHÍ THẢI

Lĩnh vực hoạt động xử lý khí thải bao gồm
- Tư vấn giải pháp công nghệ cho các dự án xử lý khí thải.
      + Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý mùi, hệ thống xử lý dung môi hữu cơ, hệ thống bụi     phân tán...vv 
- Thi công xây dựng cho các dự án xử lý khí thải.
      +Thi công chế tạo xyclon, tháp hấp thụ cho các công trình xử lý khí...vv
- Cung cấp vật tư, thiết bị cho các dự án xử lý khí thải.
      +Cung cấp vật tư, vật liệu hấp phụ cho các công trình xử lý khí

 Hình ảnh xử lý khí thải lò đốt rác, lò hơi
0 nhận xét

ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐƯA HỆ THỐNG XLNT SINH HOẠT VÀO VẬN HÀNH

Tháng 6/2013 trường Đại học Thủy Lợi chính thức đưa hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khu KTX 11 tầng vào vận hành
Hệ thống xử lý nước thải do công ty Thái Bình Dương Xanh thiết kế, cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ. Hệ thống xử lý dùng công nghệ màng sinh học MBR nên không cần khâu khử trùng mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra, tiết kiệm hóa chất và điện năng

Chi tiết công nghệ:
Công nghệ sử dụng màng có lỗ nhỏ li ti để tách chất rắn/lỏng thay cho tách lọc thứ cấp. Việc sắp xếp tùy theo mặt bằng bố trí. Hệ thống gồm các màng nhúng chìm trong vùng xục khí của thiết bị phản ứng sinh hóa, vùng hiếm khí và hệ thống tuần hoàn hòa trộn bên trong. Việc kết hợp chặt chẽ với các vùng kỵ khí, thiếu khí cần thiết cho sự loại bỏ nito, phốt phoa bằng sinh hóa

Ưu thế của hệ thống màng
Thiết bị phân tách thứ cấp và quá trình lọc thứ 3 được loại bỏ, bởi vậy giảm kích thước trạm xử lý. Cụ thể, kích thước có thể giảm nhiều bởi các công đoạn khác như lên men hay loại bỏ vi khuẩn bằng hóa chất khử trùng có thể loại bỏ/thu nhỏ (tuân theo điều luật của nhà nước).
 - Ngoài ưu điểm về thiết bị phân tách thứ cấp, chất lượng tách chất rắn không còn phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ đậm đặc của chất rắn trôi nổi trong hỗn hợp lỏng. Bởi vậy có thể tăng độ đậm đặc của hỗn hợp lỏng, lượng khí thổi cơ bản có thể giảm, vì vậy cũng giảm kích thước của bể xử lý.
 - Không quan tâm đến khả năng lắng bùn tốt hay không. Do đó, ít ảnh hưởng đối với vận hành ở xa.
 · Có thể thiết kế với bùn để lâu, do đó giảm khối lượng bùn tạo ra.
· Hệ thống không cần lắng thứ cấp nên giảm được kích thước trạm xử lý đồng thời giảm được hóa chất trợ lắng.
· Nhờ những lỗ li ti của hệ màng mà vi khuẩn không qua được, vì vậy hệ thống không cần đến hóa chất khử trùng
0 nhận xét

Vì sao nước thải tại bể lắng lại bị lên men?



Trong quá trình xử lý nước thải bể lắng đôi khi bị lên men có mùi hơi chua và bùn không lắng được
Nguyên nhân:
Do hệ vi sinh quá yếu mất khả năng kết dính nên bùn không lắng được
Do hiện tượng axit hóa trong bể
Cách khắc phục
Bổ sung thêm vi sinh
Châm NaOH
Cấp khí đều và ổn định

0 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

I. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI HOÁ MỸ PHẨM
1. Phương pháp vật lý ( cơ học ).Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm
- Phương pháp này sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ví dụ như quá trình tách rác ( chủ yếu là các bao bì ) ra khỏi nước thải.

- Các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy ép bùn, các thiết bị lọc (lọc cát, lọc than )…
2 Phương pháp hoá lý
- Phương pháp này ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
- Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn nhôm, PAC, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi, … dùng để loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt của nước thải từ sản xuất dầu gội, sữa tắm…, độ màu, độ đục, COD, BOD5 của nước thải. 
3 Phương pháp hoá học
- Phương pháp này dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ô nhiễm thành chất không ô nhiễm. Ví dụ như dùng ozon, Chlorine, để ôxy hoá các chất hữu cơ, vô cơ còn lại trong nước thải sau khi qua xử lý sinh học.
4 Phương pháp sinh học
- Phương pháp xử lý nước thải này nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật để phân huỷ một hàm lượng chất hữu cơ rất cao trong nước thải của ngành hoá mỹ phẩm,khả năng khử BOD5, COD rất hiệu quả. Phương pháp này chia làm 2 loại chủ yếu là sinh học hiếu khí ( có mặt sinh vật hiếu khí ) và sinh học kị khí ( có mặt sinh vật kị khí ). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các qui trình xử lý nước thải vì có ưu điểm giá thành thấp, dễ vận hành.
- Các công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như : Aerotank, sinh học hiếu khí SBR, sinh học tiếp xúc quay RBC (Rotating biological contact).
- Các công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như : UASB ( upflow anearobic slugde blanket ), bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc, bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn
II. ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

Hầu như các chỉ tiêu đều không đạt tiêu chuẩn và vượt tiêu chuẩn rất cao. Chỉ có SS và pH đạt tiêu chuẩn cho phép vì phần lớn bể tự hoại phân hủy chất rắn lơ lửng rất tốt.

Tỷ lệ các chỉ tiêu không giống với đặc tính của nước thải sinh hoạt thông thường vì quá trình vệ sinh của các công nhân thường dùng nhiều các chất tẩy rửa nên giá trị COD, P2O5 cao bất thường.

Nước thải sinh hoạt đã có qua bể tự hoại nhưng những kết quả phân tích cho thấy là chưa đạt tiêu chuẩn B TCVN 24:2009. Vì vậy, cần phải tiếp tục xử lý để đạt tiêu chuẩn cho phép.

III. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM 
 
1 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG

GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MÀNG SINH HỌC
- Công nghệ Màng lọc sinh học (Membrane Bio Reactors: MBR) được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, công nghệ này đang được đánh giá là công nghệ tiên tiến nhất.
- Nhiều loại nước thải ô nhiễm hữu cơ khác nhau đều có thể xử lý được khi sử dụng công nghệ MBR, và đôi khi kết hợp với các công nghệ xử lý khác thì chất lượng nước sau xử lý cũng sẽ được nâng cao.
- Quá trình MBR là hệ thống xử lý theo bùn hoạt hóa sử dụng màng có lỗ nhỏ li ti để tách chất rắn/chất lỏng thay cho lọc tách thứ cấp.Việc sắp xếp tùy theo mặt bằng bố trí cho phép. Hệ thống bao gồm các màng nhúng chìm trong vùng xục khí của thiết bị phản ứng sinh hóa, vùng hiếm khí và hệ thống tuần hoàn hòa trộn bên trong. Việc kết hợp chặt chẽ với các vùng kỵ khí, thiếu khí cần cho việc loại bỏ Nitơ và Phốt pho bằng sinh hóa.

 Ưu thế của hệ thống Màng lọc sinh học gồm: 
 - Thiết bị phân tách thứ cấp và quá trình lọc thứ 3 được loại bỏ, bởi vậy giảm kích thước trạm xử lý. Cụ thể, kích thước có thể giảm nhiều bởi các công đoạn khác như lên men hay loại bỏ vi khuẩn bằng hóa chất khử trùng có thể loại bỏ/thu nhỏ (tuân theo điều luật của nhà nước).
 - Ngoài ưu điểm về thiết bị phân tách thứ cấp, chất lượng tách chất rắn không còn phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ đậm đặc của chất rắn trôi nổi trong hỗn hợp lỏng. Bởi vậy có thể tăng độ đậm đặc của hỗn hợp lỏng, lượng khí thổi cơ bản có thể giảm, vì vậy cũng giảm kích thước của bể xử lý.
 - Không quan tâm đến khả năng lắng bùn tốt hay không. Do đó, ít ảnh hưởng đối với vận hành ở xa.
 · Có thể thiết kế với bùn để lâu, do đó giảm khối lượng bùn tạo ra.
· Hệ thống không cần lắng thứ cấp nên giảm được kích thước trạm xử lý đồng thời giảm được hóa chất trợ lắng.
· Nhờ những lỗ li ti của hệ màng mà vi khuẩn không qua được, vì vậy hệ thống không cần đến hóa chất khử trùng, 

Một số công trình đã thực hiện
 1. Xử lý nước thải bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
2. Xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Lai Châu (Nay là Bệnh viện đa khoa Thành Phố Điện Biên Phủ)

0 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BIA


1. Nguồn gốc phát sinh
Nước thải từ quá trình rửa chai, thanh trùng bia chai. Nước thải từ nhà vệ sinh nhà xưởng. Nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải sản xuất bia chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ ở trạng thái lơ lửng và hòa tan cao, chủ yếu là hydratcacbon, protein và axit hữu cơ  

Sơ đồ công nghệ


2. Thành phần, tính chất nước thải
Nước thải tính từ sản xuất 1000 lít bia : 2.5 - 6 m3. Tải trọng BOD5 : 3 – 6 kg/1000 lít bia. Tỷ lệ BOD5 / COD : 0.55 – 0.7 .
Chứa N, P gây phú dưỡng
Chứa cồn gây ảnh hưởng tới vi sinh vật
3. Công nghệ xử lý
3.1 Xác định nhu cầu của khách hàng
Công suất xử lý yêu cầu
Tiêu chuẩn thải QCVN 40:2011 loại A hay loại B
Diện tích mặt bằng
Quy cách quản lý: tự động/bán tự động

Chất lượng thiết bị: EU/Nhật Bản/Đài Loan...vv
Quy cách xây dựng: Truyền thống hay vật liệu mới
3.2 Lựa chọn công nghệ
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những công nghệ hợp lý nhất (Chi phí đầu tư, chi phí vận hành)
- Quá trình tách rác
- Quá trình lắng

- Quá trình kỵ khí
- Quá trình thiếu khí
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng liên tục
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng theo mẻ
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng bám dính
- Quá trình sinh học đa chức năng
- Công nghệ màng
- Quá trình lọc
- Quá trình khử trùng nước

4.Công trình đã thực hiện
1. Tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh
0 nhận xét
 

Copyright © 2013. Cty Thái Bình Dương Xanh . Ghi rõ nguồn: Công ty Thái Bình Dương Xanh khi sử dụng lại tư liệu từ trang này!