BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
BÀI MỚI NHẤT

Vì sao nước thải tại bể lắng lại bị lên men?



Trong quá trình xử lý nước thải bể lắng đôi khi bị lên men có mùi hơi chua và bùn không lắng được
Nguyên nhân:
Do hệ vi sinh quá yếu mất khả năng kết dính nên bùn không lắng được
Do hiện tượng axit hóa trong bể
Cách khắc phục
Bổ sung thêm vi sinh
Châm NaOH
Cấp khí đều và ổn định

0 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

I. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI HOÁ MỸ PHẨM
1. Phương pháp vật lý ( cơ học ).Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm
- Phương pháp này sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ví dụ như quá trình tách rác ( chủ yếu là các bao bì ) ra khỏi nước thải.

- Các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy ép bùn, các thiết bị lọc (lọc cát, lọc than )…
2 Phương pháp hoá lý
- Phương pháp này ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
- Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn nhôm, PAC, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi, … dùng để loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt của nước thải từ sản xuất dầu gội, sữa tắm…, độ màu, độ đục, COD, BOD5 của nước thải. 
3 Phương pháp hoá học
- Phương pháp này dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ô nhiễm thành chất không ô nhiễm. Ví dụ như dùng ozon, Chlorine, để ôxy hoá các chất hữu cơ, vô cơ còn lại trong nước thải sau khi qua xử lý sinh học.
4 Phương pháp sinh học
- Phương pháp xử lý nước thải này nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật để phân huỷ một hàm lượng chất hữu cơ rất cao trong nước thải của ngành hoá mỹ phẩm,khả năng khử BOD5, COD rất hiệu quả. Phương pháp này chia làm 2 loại chủ yếu là sinh học hiếu khí ( có mặt sinh vật hiếu khí ) và sinh học kị khí ( có mặt sinh vật kị khí ). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các qui trình xử lý nước thải vì có ưu điểm giá thành thấp, dễ vận hành.
- Các công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như : Aerotank, sinh học hiếu khí SBR, sinh học tiếp xúc quay RBC (Rotating biological contact).
- Các công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như : UASB ( upflow anearobic slugde blanket ), bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc, bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn
II. ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

Hầu như các chỉ tiêu đều không đạt tiêu chuẩn và vượt tiêu chuẩn rất cao. Chỉ có SS và pH đạt tiêu chuẩn cho phép vì phần lớn bể tự hoại phân hủy chất rắn lơ lửng rất tốt.

Tỷ lệ các chỉ tiêu không giống với đặc tính của nước thải sinh hoạt thông thường vì quá trình vệ sinh của các công nhân thường dùng nhiều các chất tẩy rửa nên giá trị COD, P2O5 cao bất thường.

Nước thải sinh hoạt đã có qua bể tự hoại nhưng những kết quả phân tích cho thấy là chưa đạt tiêu chuẩn B TCVN 24:2009. Vì vậy, cần phải tiếp tục xử lý để đạt tiêu chuẩn cho phép.

III. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM 
 
1 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG

GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MÀNG SINH HỌC
- Công nghệ Màng lọc sinh học (Membrane Bio Reactors: MBR) được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, công nghệ này đang được đánh giá là công nghệ tiên tiến nhất.
- Nhiều loại nước thải ô nhiễm hữu cơ khác nhau đều có thể xử lý được khi sử dụng công nghệ MBR, và đôi khi kết hợp với các công nghệ xử lý khác thì chất lượng nước sau xử lý cũng sẽ được nâng cao.
- Quá trình MBR là hệ thống xử lý theo bùn hoạt hóa sử dụng màng có lỗ nhỏ li ti để tách chất rắn/chất lỏng thay cho lọc tách thứ cấp.Việc sắp xếp tùy theo mặt bằng bố trí cho phép. Hệ thống bao gồm các màng nhúng chìm trong vùng xục khí của thiết bị phản ứng sinh hóa, vùng hiếm khí và hệ thống tuần hoàn hòa trộn bên trong. Việc kết hợp chặt chẽ với các vùng kỵ khí, thiếu khí cần cho việc loại bỏ Nitơ và Phốt pho bằng sinh hóa.

 Ưu thế của hệ thống Màng lọc sinh học gồm: 
 - Thiết bị phân tách thứ cấp và quá trình lọc thứ 3 được loại bỏ, bởi vậy giảm kích thước trạm xử lý. Cụ thể, kích thước có thể giảm nhiều bởi các công đoạn khác như lên men hay loại bỏ vi khuẩn bằng hóa chất khử trùng có thể loại bỏ/thu nhỏ (tuân theo điều luật của nhà nước).
 - Ngoài ưu điểm về thiết bị phân tách thứ cấp, chất lượng tách chất rắn không còn phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ đậm đặc của chất rắn trôi nổi trong hỗn hợp lỏng. Bởi vậy có thể tăng độ đậm đặc của hỗn hợp lỏng, lượng khí thổi cơ bản có thể giảm, vì vậy cũng giảm kích thước của bể xử lý.
 - Không quan tâm đến khả năng lắng bùn tốt hay không. Do đó, ít ảnh hưởng đối với vận hành ở xa.
 · Có thể thiết kế với bùn để lâu, do đó giảm khối lượng bùn tạo ra.
· Hệ thống không cần lắng thứ cấp nên giảm được kích thước trạm xử lý đồng thời giảm được hóa chất trợ lắng.
· Nhờ những lỗ li ti của hệ màng mà vi khuẩn không qua được, vì vậy hệ thống không cần đến hóa chất khử trùng, 

Một số công trình đã thực hiện
 1. Xử lý nước thải bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
2. Xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Lai Châu (Nay là Bệnh viện đa khoa Thành Phố Điện Biên Phủ)

0 nhận xét

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BIA


1. Nguồn gốc phát sinh
Nước thải từ quá trình rửa chai, thanh trùng bia chai. Nước thải từ nhà vệ sinh nhà xưởng. Nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải sản xuất bia chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ ở trạng thái lơ lửng và hòa tan cao, chủ yếu là hydratcacbon, protein và axit hữu cơ  

Sơ đồ công nghệ


2. Thành phần, tính chất nước thải
Nước thải tính từ sản xuất 1000 lít bia : 2.5 - 6 m3. Tải trọng BOD5 : 3 – 6 kg/1000 lít bia. Tỷ lệ BOD5 / COD : 0.55 – 0.7 .
Chứa N, P gây phú dưỡng
Chứa cồn gây ảnh hưởng tới vi sinh vật
3. Công nghệ xử lý
3.1 Xác định nhu cầu của khách hàng
Công suất xử lý yêu cầu
Tiêu chuẩn thải QCVN 40:2011 loại A hay loại B
Diện tích mặt bằng
Quy cách quản lý: tự động/bán tự động

Chất lượng thiết bị: EU/Nhật Bản/Đài Loan...vv
Quy cách xây dựng: Truyền thống hay vật liệu mới
3.2 Lựa chọn công nghệ
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những công nghệ hợp lý nhất (Chi phí đầu tư, chi phí vận hành)
- Quá trình tách rác
- Quá trình lắng

- Quá trình kỵ khí
- Quá trình thiếu khí
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng liên tục
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng theo mẻ
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng bám dính
- Quá trình sinh học đa chức năng
- Công nghệ màng
- Quá trình lọc
- Quá trình khử trùng nước

4.Công trình đã thực hiện
1. Tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh
0 nhận xét

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM


1.Công nghệ sản xuất
a. Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm:
Nguyên liệu cho các ngành dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi Cotton), sợi tổng hợp (sợi Poly Ester) và sợi pha, trong đó:
- Sợi Cotton (Co): được kéo từ sợi bông vải có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axít. Vải dệt từ loại sợi này thích hợp cho khí hậu nóng mùa hè. Tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều sợi tạp chất như sáp, mày lông và dễ nhăn.
- Sợi tổng hợp (PE): là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Nó có đặc tính là hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt.
- Sợi pha (sợi Poly ester kết hợp với sợi cotton): sợi pha này khi tạo thành sẽ khắc phục được những nhược điểm của sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
b. Quy trình công nghệ dệt nhuộm tổng quát:
Chuẩn bị nguyên liệu:
· Làm sạch nguyên liệu:
Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông thô, chứa các sợi bông có các kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như: bụi, đất,… Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông tồn tại dưới dạng các tấm bông phẳng đều.
· Chải:
Các bông sợi được chải song song tạo thành sợi thô.
· Kéo sợi thành ống, mắc sợi:
Kéo sợi thô để giảm kích thước sợi, tăng độ bền, quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải sợi con trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải. Mắc sợi là dồn các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi.
· Hồ sợi:
Hồ sợi bằng hồ tinh bột và hồ biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. Ngoài ra còn dùng các loại hồ nhân tạo như: polyvinlalol (PVA), polyacrylat,…
Chuẩn bị nhuộm :- công nghệ XLNT dệt nhuộm
Đây là công đoạn tiền xử lý và quyết định các quá trình nhuộm về sau. Vải mộc được tiền xử lý tốt mới đảm bảo được độ trắng cần thiết, đảm bảo cho thuốc nhuộm bám đều lên mặt vải và giữ được độ bền trên đó. Các công đoạn chuẩn bị nhuộm bao gồm: đốt lông, giũ hồ, mấu tẩy,…
· Rũ hồ:
Các loại vải mộc xuất ra khỏi phân xưởng dệt mang nhiều tạp chất thiên nhiên của sợi bông, vải còn mang nhiều bụi, dầu mỡ, lượng hồ đáng kể trong quá trình dệt. Do đó, mục đích của rũ hồ là dùng một số hóa chất hủy bỏ lớp hồ này. Người ta thường dùng axit loãng như: axit sunfuric 0.5, bazo loãng, men vi sinh vật, muối, các chất ngấm. Vải sau khi rũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy.
· Nấu vải:
Mục đích của nấu vải là loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi như: dầu, mỡ sáp,…Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hóa chất-thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2-3 at) và nhiệt độ cao (120-1300C).
· Tẩy trắng:
Công đoạn này dùng để tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các chất bẩn, làm cho vải có độ trắng theo yêu cầu. Các hóa chất thường sử dụng: Natriclorit (NaClO2), natri hypoclric (NaClO),… và các chất phụ trợ như: Na2SiO¬3, Slovapon N.
Công đoạn nhuộm: công nghệ XLNT dệt nhuộm
Mục đích là tạo ra những màu sắc khác nhau của vải. Để nhuộm vải được người ta sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. Phần thuốc nhuộm như không gắn vào vải mà theo dòng nước thải đi ra, phần thuốc thải này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, loại vải, độ màu yêu cầu,…
· Pigment:
Là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan và một số chất vô cơ có màu như các bôxit và muối kim loại. Thông thường pigment được dùng trong in hoa.
· Thuốc nhuộm Azo:
Loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng thuốc nhuộm.
Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: -N= N-, nó có các loại sau:
- Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu, không tan trong nước nên thường nhuộm cho loại sợi tổng hợp ghét nước.
- Thuốc nhuộm hoàn nguyên: là những hợp chất màu hữu cơ không tan trong nước,có dạng R=C=O. Khi bị khử sẽ tan mạnh trong kiềm và hấp thụ mạnh vào sợi, loại thuốc này cũng dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu.
- Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất mày có cấu tạo khác nhau, hầu hết là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hữu cơ. Khi axit hòa tan, chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu.
- Thuốc nhuộm axit: khi hòa tan trong nước, bắt màu vào xơ trong môi trường axit. Thuốc này thường dùng để nhuộm len và nhuộm trực tiếp (là những hợp chất màu hòa tan trong nước, có khả năng tự bắt mày vào xơ xenlulôz nhờ các lực hấp phụ trong môi trường trung tính hoặc kiềm).
- Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hóa trị với xơ.
- Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hoá trị với xơ.
· Thuốc nhuộm lưu huỳnh:
Là những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ nhưng tan trong môi trường kiềm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải từ xơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh.
· Chất tẩy trắng quang học:
Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím.
Một số tên gọi tương ứng của các thuốc nhuộm đang dùng trong thực tế ở nước ta và trên thế giới như bảng 2 Đặc điểm nước thải – công nghệ XLNT dệt nhuộm
a. Nguồn gốc phát sinh nước thải:
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất.
Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.

b. Thành phần tính chất nước thải – công nghệ XLNT dệt nhuộm:
Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công trình đơn vị.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Công nghệ XLNT dệt nhuộm: nước thải nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa,…được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận .
Nước thải gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur.
3.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
3.1. Cơ sở thiết kế
a. Lưu lượng và tính chất dòng thải:
Hệ thống xử lý nước thải có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý lượng nước thải dệt nhuộm có lưu lượng 1500 m3/ngày.đêm. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam QUY CHUẨN QCVN 13:2008/BTNMT.
– Lưu lượng nước thải ngày: Q = 1500 m3/ngày.đêm.
- Thời gian hoạt động của trạm T = 24 h
- Số ngày hoạt động n = 7 ngày/tuần
3.2. Thuyết minh công nghệ XLNT dệt nhuộm

 
Hố thu
Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của trạm xử lý. Bẫy cát đặt trước hố thu nhằm loại bỏ cát và các vật thể nặng để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
Thiết bị lọc rác tinh đặt sau hố thu trước khi bơm lên tháp giải nhiệt để loại bỏ rác có kích thước nhỏ như: sợi vải, vải vụn…, làm giảm SS trong nước thải.
Tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt có chức năng luồng nước nóng xả đều trên bề mặt tấm tản nhiệt, thông qua luồng không khí và hơi nước nóng luân chuyển tiếp xúc với nhau, nước nóng và luồng không khí sản sinh trao đổi nhiệt với nhau, đồng thời bộ phận nước nóng bị bốc hơi, hơi nước nóng được hòa vào trong không khí, sau đó nước nóng được giải nhiệt chảy xuống bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Bể phản ứng công nghệ XLNT dệt nhuộm:
Trong nước thải các cặn bẩn, thuốc nhuộm, các sản phẩm vô cơ, chất ô nhiễm …có kích thước nhỏ nên chúng tham gia vào chuyển động nhiệt cùng với phân tử nước tạo nên một hệ keo phân tán trong toàn bộ thể tích nước. Chúng có độ bền nhỏ hơn độ bền phân tử nên dễ phá huỷ bằng phèn. Phèn cho vào nước thải nhằm làm mất độ keo thiên nhiên trong nước thải, đồng thời tạo ra hệ keo mới có khả năng kết hợp chất ô nhiễm thành những bông cặn, có hoạt tính bề mặt cao, dễ lắng. Các quá trình phản ứng diễn ra như sau:
- Khuấy trộn phèn với nước thải;
- Thuỷ phân của phèn;
- Phá huỷ độ bền của keo (làm mất ổn định của hệ keo);
- Dính kết hấp thụ và keo tụ do chuyển động nhiệt và do khuấy trộn.
Tại bể phản ứng, hoá chất keo tụ (PAC và phèn Sắt) được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Bể lắng hóa lý
Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng.
Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào bể sinh học giá thể lưu động MBBR (moving bed biological reactor).
Bể sinh học hiếu khí
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3- , SO42- ,…Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.
Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí truyền thống thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
- Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
- Nhiệt độ;
- Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);
- Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
- Lượng các chất cấu tạo tế bào;
- Hàm lượng oxy hòa tan.
Các phản ứng sinh hóa cơ bản của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm có:
• Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 CO2 + H2O + H
• Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2 Tế bào vi khuẩn+CO2+H2O+C5H7NO2 – H
• Phân hủy nội bào:
C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3  H
Bể lắng sinh học công nghệ XLNT dệt nhuộm:
Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học lamella. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học lamella tương tự như bể lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian chứa nước kết hợp khử màu, khử trùng.
Cụm lọc áp lực công nghệ XLNT dệt nhuộm:
Bể lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ nhằm đảm bảo độ trong của nước .
Nước sau khi qua cụm lọc áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 24:2009 cột B.
Bể chứa bùn công nghệ XLNT dệt nhuộm:
Bùn từ hố thu, bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn khuôn bản để loại bỏ nước. Bùn khô được lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
Nước từ bể nén bùn và máy ép bùn theo đường ống chảy trở lại hố thu gom của trạm để tái xử lý.
Kết luận:
Công nghệ XLNT dệt nhuộm nêu trên giải quyết tất cả các vấn đề khó khăn trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm như nhiệt độ, độ màu khó phân giải vi sinh, COD cao … Đây là một công nghệ mới, hiện đại, tiết kiệm được nhiều diện tích đất, hiệu quả xử lý cao, giảm chi phí vận hành đến mức thấp nhất.
0 nhận xét

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

   Nước thải dệt nhuộm giải quyết các vấn đề như: độ màu khó xử lý, tỷ lệ COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thải thay đổi liên tục theo giờ, lưu lượng nước thải luôn đột biến. 


1. ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Nước thải trong công nghệ dệt nhộm phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm nước thải trong từng loại hình công nghệ và từng loại sản phẩm thường khác nhau ,… Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước, gây độc hại với các loài thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trìng quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật. Đặc tính nước thải và các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm được thể hiện trong bảng sau:

Stt
Chỉ Tiêu
Đơn Vị
Giá Trị
QCVN 13:2008, cột B
1
Nhiệt độ
0C
60 – 70
40
2
pH
-
8 – 11
5,5 – 9
3
BOD
mg/l
70 – 400
50
4
COD
mg/l
150 – 1200
150
5
Độ màu

250 – 1600
150
6
TS
mg/l
400 – 1300
100
                                      Bảng chất lượng nước thải ngành dệt nhuộm

2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 
2.1 QUY MÔ TỪ 50-100M3/NGÀY

Trạm xử lý nước thải có quy mô nhỏ từ 50-100m3/ngày chỉ áp dụng cho những cơ sở sản xuất dệt nhuộm nhỏ lẻ, suất đầu tư hạn chế nên công nghệ chỉ là keo tụ tạo bông, lắng. Do đó nước thải đầu ra phần lớn không đạt tiêu chuẩn


2.2 QUY MÔ TỪ 100-1000M3/NGÀY
Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Lưới lọc rác tinh (có kích thước lưới 1 mm) đặt trước bể điều hòa đặt để loại bỏ rác có kích thước nhỏ như: sợi vải, vải vụn,….. , làm giảm SS trong nước thải. Sau đó, nước thải tự chảy xuống bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý.
Tại bể phản ứng, hóa chất hiệu chỉnh môi trường và hoá chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.
Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Nước thải từ aerotank được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng 2 Nước thải sau khi qua bể aeroten được bơm lên sang bể Oxy hóa bậc cao.
Bùn từ bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước. Bùn khô được lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
2. KẾT LUẬN
Hãy liên lạc để được tư vấn miễn phí khi xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống.


2 nhận xét

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM


Ưu điểm

  • Thiết bị hoàn toàn tự động, dựa vào sự hình thành xiphông nên không cần nhân viên vận hành
  • Giảm lượng nước sử dụng cho quá trình rửa lọc 15-20%,
  • Giảm chi phí đầu tư ban đầu
  • Giảm tiêu hao điện năng và chi phí vận hành
  • Nước rửa ngược được tích trữ trong một ngăn chứa của thiết bị, nên không cần có bơm để rửa ngược. Ngoài ra cũng không cần khí nén, điều áp hoặc điện

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Nước nguồn → Thiết bị trộn → Phản ứng → Lắng → Lọc → Khử trùng → Bể chứa → Tiêu thụ
THUYẾT MINH QUY TRÌNH
1: Công trình thu ( giếng khoan )
  • Nước được thu vào hệ thống giếng khoan
  • Nước đặt trong nhà điều hành được hút lên cho qua quá trình xử lý tiếp theo.
2: Thiết bị trộn
  • Tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, giảm thiểu tác động của yếu tố khuếch tán, khuấy trộn còn có các tác dụng quan trọng khác như:
    • Làm đều hỗn hợp (trong công nghệ vật liệu bột)
    • Làm vỡ các hạt, giọt lớn (trong công nghệ hoá học).
    • Tăng tốc độ truyền nhiệt, giảm nhẹ hiện tượng tăng giảm nhiệt độ cục bộ.
3: Thiết bị xử lý sơ bộ
  • Nhờ quá trình cung cấp oxi của hệ thống xử lý sơ bộ mà Fe+2 Chuyển hóa thành Fe+3
4: Bể phản ứng
  • Diễn ra quá trình keo tụ – tạo bông của hóa chất trợ lắng với các chất cặn tan và không tan  (Fe+3 ...) trong nước tạo ra khối bông bùn có kích thước lớn và trọng lượng nhỏ hơn nước.
5: Bể lắng đứng
  • Phần bùn lắng được thu xuống dưới đáy dốc của bể lắng và định kỳ xả và hố thu bùn dẫn về bể phơi bùn.
6: Thiết bị lọc đa lớp tự rửa
Nguồn nước đầu vào được đẩy qua thiết bị lọc đa lớp tự rửa. Tại đây toàn bộ các cặn bẩn (SS) và kim loại kết tủa được loại ra. Nước trong đi sang khoang chứa nước sạch và chảy vào bể chứa nước sạch.
Cấu tạo thiết bị lọc đa lớp tự rửa: gồm 3 ngăn
Ngăn trên cùng – ngăn chứa nước rửa (1):
  • Ngăn này dự trữ một lượng nước rửa. Khi đầy, ngăn này đủ để rửa toàn bộ thiết bị lọc.
Ngăn giữa – ngăn lọc (2):
  • Ngăn này chứa lớp cát lọc... nhỏ mịn để giữ lại các chất bẩn có trong nước thô. Lớp vật liệu ở dưới là sỏi có kích cỡ như nhau có tác dụng cho nước ngấm qua và phân phối nước rửa ngược.
Ngăn dưới cùng – ngăn chứa nước sau lọc (3):
  • Khu vực dưới của thiết bị lọc được sử dụng như là một bể tập trung nước lọc ra.
  • Sự tích lũy của chất bẩn trong thiết lọc dần dần làm giảm khả năng lọc của thiết bị. Lúc này, nước bẩn, không khí được tự động thải ra khỏi ống dẫn tới xi phông bắt đầu quy trình rửa ngược.
Quy trình rửa ngược:
  • Rửa ngược bắt đầu tự động khi áp lực tĩnh của vật liệu lọc và lọc nước thay đổi do sự tích lũy của hạt cặn trong thiết bị. Các cấp độ của nước trong ống rửa ngược có áp lực khác nhau.
  • Ống rửa ngược (9) là ống có đường kính đủ lớn để cho phép một lưu lượng nước nhiều lần chảy qua. Điều này là sự khác biệt giữa ngăn chứa nước rửa ngược và ngăn chứa nước sau lọc và nguyên nhân dẫn nước đi lên. Nước luôn được duy trì trong ống (8) khi có nước lọc trong khoang (5), và đẩy nước đi lên thông qua các lỗ thu nước. Trong quá trình lọc các chất bẩn được loại ra và làm sạch. Bùn cặn được thải vào hệ thống thoát nước thông qua ống (9).
7: Thiết bị khử trùng UV
  • Khử trùng là biện pháp bắt buộc nhằm loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, vi rút có trong nước sau quá trình xử lý, để đảm bảo điều kiện vệ sinh và tránh các dịch bệnh mà các vi khuẩn  đó gây ra.tia cự tím UV là tia có bức xạ điện từ. Độ dài bước sóng tia cực tím 254nm nằm ngoài vùng phát hiện, nhật biết của mắt người. Dùng tia cực tìm khử trùng ko làm thay đổi tính chất hóa, lý của nước.
  • Dùng đèn thủy ngân áp lực thấp loại đèn này phát ra tia cực tím có bước sóng 254nm. Bóng đèn đặt trong hộp thủy tinh không phấp hụy tia cực tím, ngăn cách đèn và nước. Đèn lắp trong hộp đựng có vách ngăn phân phối để khi nước chảy qua hộp được trộn đều cho thời gian tiếp xúc giữa vi khuẩn và tia cực tím là cao nhất.
  • Tia cực tím có tác dụng làm thay đổi DNA/RNA của tế bào vi khuẩn làm cho chúng không thể tồn tại và sinh sản.







MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU
Trạm xử lý nước sạch BV Lao Phổi Nghệ An
Thiết bị xử lý trong trạm






0 nhận xét

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Công nghệ xử lý, gồm đầy đủ các công đoạn: Yếm khí, hiếu khí, oxy hóa, khử trùng, khử mùi:
    - Xử lý vi sinh yếm khí

    - Xử lý hiếu khí với thiết bị siêu khuếch tán
    -  Khử trùng bằng clo
    - Khử mùi khí thải
    - Hệ thống điều khiển: vận hành tự động (bán tự động hoặc bằng tay)


1/ Xử lý vi sinh yếm khí :

  • Nước thải từ hố gom (hoặc hố ga) của bệnh viện sau khi chảy qua bộ lọc rác, sẽ được bơm tự động vào các ngăn yếm khí 
  • Các ngăn yếm khí có nắp đậy kín, cho phép tia hồng ngọai xuyên qua để duy trì nhiệt độ ở mức 37-40ºC, phạm vi nhiệt độ tối ưu cho phản ứng vi sinh yếm khí. Hệ thống bể với các vách ngăn hướng dòng, trong điều kiện động, nước thải sẽ tiếp xúc tối ưu với vi sinh vật tại các tấm/bóng giá thể. 
  • Do cấu trúc đặc biệt giữa các vách ngăn, dòng nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng ngăn. Do đó, phản ứng vi sinh được xảy ra trong điều kiện động, đạt hiệu quả xử lý cao hơn gấp 2 lần, so với điều kiện tĩnh. Yếu tố quan trọng nữa là kết cấu đặc biệt của các vách ngăn này, tạo ra được sự lên men acid và lên men kiềm, ở từng ngăn khác nhau của bể. Các dòng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên phát triển mạnh ở các ngăn khác nhau và nhanh chóng “ăn hết” các chất bẩn trong dòng nước thải. Ngoài chức năng xử lý nước thải, các ngăn yếm khí còn có chức năng xử lý bùn. 
  • Do duy trì được môi trường ổn định và tạo được những điều kiện tốt nhất cho vi sinh họat động, nên hiệu quả xử lý tại ngăn yếm khí rất cao. Các chỉ tiêu như BOD, COD có thể giảm từ 65 đến 75%, SS giảm trên 90%, và các chỉ tiêu khác như Nitơ, Amoni, Phốt pho, … được cải thiện đáng kể, ngay từ khâu yếm khí.
2/ Xử lý hiếu khí với thiết bị siêu khuếch tán:

     Sau khi xử lý yếm khí, nước thải tiếp tục được bơm qua bể hiếu khí. Tại đây nước thải sẽ được khuếch tán khí O2  bởi hệ thống “Siêu khuếch tán”. Do vậy, hệ thống có thể tích gọn nhẹ, chỉ bằng 33% so với bể “Aeroten” bằng các thiết bị thông thường và chi phí điện năng cũng tiết kiệm được 40%, do không sử dụng trạm bơm cao áp và không cần phải vận hành liên tục 24/24 giờ như các hệ thống cũ.

3/ Khử trùng bằng clo:

4/ khử mùi:
  • Trong quá trình hoạt động vi sinh yếm khí và hiếu khí, sẽ phát sinh một lượng lớn khí độc và rất hôi như Metal (CH4), Hydro sulfur (H2S), amoniac (NH3), acid nitric (HNO3) và các hơi acid hữu cơ (metyl mercaptance). Những loại khí này không những gây ra mùi hôi thối gây ô nhiễm cho toàn bệnh viện, mà còn gây ra ngộ độc. Trong nhiều trường hợp, đã làm tử vong nhân viên vận hành (như ở Khánh Hoà, Tây Ninh, v.v…) và gây ra cháy nổ do tích tụ khí mê-tan (như ở khách sạn Caravelle TPHCM, v.v…).
  • Tất cả lượng khí phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, đã được thu gom và xử lý tại ngăn khử mùi
5/ Hệ thống điều khiển tự động (bán tự động hoặc bằng tay):

 
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Xử lý nước thải các công đoạn xử lý được tích hợp trong Modun hợp khối, hiệu quả xử lý đã được chứng minh bằng những ứng dụng thực tế. Các công đoạn trong xử lý nước thải đều được tích hợp trong một Modun, hoặc kết hợp giữa các Modun hoặc là sự kết hợp giữa Modun và các bể xây.

Vật liệu chế tạo Modun
Vật liệu chế tạo Modun cũng rất đa dạng mang lại nhiều sự lựa chọn cho Nhà đầu tư như:
- Vật liệu thép CT3, sơn chống rỉ, chống ăn mòn và sơn màu trang trí
- Vật liệu bằng Inox201, Inox304, Inox16... Không bị ăn mòn, bền, bóng, đẹp


- Vật liệu Composite có khung bằng thép, chống ăn mòn cao, bền đẹp




Ưu điểm
- Nhỏ, gọn, chiếm ít diện tích
- Chống ăn mòn, bền, đẹp
- Thời gian thi công tại công trường nhanh
- Bể hợp khối hoàn toàn kín, không gây mùi
- Dễ dàng chuyển đổi vị trí và mở rộng công suất xử lý theo nhu cầu.

Ứng dụng
Trạm xử lý nước thải phòng thí nghiệm - Trung tâm khảo nghiệm - cục chăn nuôi (Xã Thụy Phương, Huyện Từ Liêm, Hà Nội)


- Xử lý nước thải sinh hoạt khu Ký túc Xá 11 tầng - Trường Đại Học Thủy Lợi

- Xử lý nước thải sinh hoạt Khu đô thị mới Hạ Long - Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh


- Xử lý nước thải sinh hoạt Khách sạn Royal - Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh



Module hợp khối composite

Module hợp khối composite


Module hợp khối thép CT3
0 nhận xét
 

Copyright © 2013. Cty Thái Bình Dương Xanh . Ghi rõ nguồn: Công ty Thái Bình Dương Xanh khi sử dụng lại tư liệu từ trang này!