BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
BÀI MỚI NHẤT

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

   Nước thải dệt nhuộm giải quyết các vấn đề như: độ màu khó xử lý, tỷ lệ COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thải thay đổi liên tục theo giờ, lưu lượng nước thải luôn đột biến. 


1. ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Nước thải trong công nghệ dệt nhộm phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm nước thải trong từng loại hình công nghệ và từng loại sản phẩm thường khác nhau ,… Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước, gây độc hại với các loài thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trìng quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật. Đặc tính nước thải và các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm được thể hiện trong bảng sau:

Stt
Chỉ Tiêu
Đơn Vị
Giá Trị
QCVN 13:2008, cột B
1
Nhiệt độ
0C
60 – 70
40
2
pH
-
8 – 11
5,5 – 9
3
BOD
mg/l
70 – 400
50
4
COD
mg/l
150 – 1200
150
5
Độ màu

250 – 1600
150
6
TS
mg/l
400 – 1300
100
                                      Bảng chất lượng nước thải ngành dệt nhuộm

2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 
2.1 QUY MÔ TỪ 50-100M3/NGÀY

Trạm xử lý nước thải có quy mô nhỏ từ 50-100m3/ngày chỉ áp dụng cho những cơ sở sản xuất dệt nhuộm nhỏ lẻ, suất đầu tư hạn chế nên công nghệ chỉ là keo tụ tạo bông, lắng. Do đó nước thải đầu ra phần lớn không đạt tiêu chuẩn


2.2 QUY MÔ TỪ 100-1000M3/NGÀY
Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Lưới lọc rác tinh (có kích thước lưới 1 mm) đặt trước bể điều hòa đặt để loại bỏ rác có kích thước nhỏ như: sợi vải, vải vụn,….. , làm giảm SS trong nước thải. Sau đó, nước thải tự chảy xuống bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý.
Tại bể phản ứng, hóa chất hiệu chỉnh môi trường và hoá chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.
Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Nước thải từ aerotank được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng 2 Nước thải sau khi qua bể aeroten được bơm lên sang bể Oxy hóa bậc cao.
Bùn từ bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước. Bùn khô được lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
2. KẾT LUẬN
Hãy liên lạc để được tư vấn miễn phí khi xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống.


2 nhận xét
 

Copyright © 2013. Cty Thái Bình Dương Xanh . Ghi rõ nguồn: Công ty Thái Bình Dương Xanh khi sử dụng lại tư liệu từ trang này!